HomeTin tứcChuyên gia pháp lý phân tích vụ kiện của Đàm Vĩnh Hưng:...

Chuyên gia pháp lý phân tích vụ kiện của Đàm Vĩnh Hưng: “Sẽ Không có chuyện Đàm Vĩnh Hưng đòi được 50 triệu đô của tý phú Mỹ?”

Vụ Đàm Vĩnh Hưng kiện vị tỉ phú chồng ca sĩ Bích Tuyền do bị tai nạn khi biểu diễn tại nhà tỉ phú này, hiện đang gây chấn động làng giải trí Việt Nam và hải ngoại. Chuyên gia pháp lý cũng tham gia phân tích vụ kiện này.

Nguyên nhân vụ kiện thu hút sự quan tâm của dư luận là vì Đàm Vĩnh Hưng đòi số tiền bồi thường khủng, lên tới 50 triệu USD (hơn 1300 tỉ đồng), và tranh cãi đây là lỗi của Đàm Vĩnh Hưng hay lỗi của chủ nhà.

Theo báo Thanh Niên, Đàm Vĩnh Hưng đã nộp đơn kiện lên Tòa Thượng thẩm bang California, Mỹ, tại quận Orange, kiện ông Gerard Richard Williams III, chồng ca sĩ Bích Tuyền. Trong đơn kiện, nam ca sĩ cho rằng ông Gerard Richard Williams III đã thiếu trách nhiệm, dẫn đến việc anh bị thương nặng và phải cắt bỏ một số ngón chân.

Theo nội dung đơn kiện dài 8 trang, Đàm Vĩnh Hưng cho biết vào ngày 19/2, anh tham dự một bữa tiệc tại dinh thự của Gerard và bị mảnh vỡ từ vòi phun nước rơi trúng chân. Nam ca sĩ cho rằng chồng ca sĩ Bích Tuyền đã sử dụng một đài phun nước bằng bê tông ngoài trời làm sân khấu, bàn để đồ uống. Đài phun nước rơi xuống, đè lên chân Đàm Vĩnh Hưng, xuyên cả chiếc giày da của nam ca sĩ, khiến mấy ngón chân của anh bị đứt lìa.

Còn theo ca sĩ Bích Tuyền kể lại về sự việc ngày 19/2/2024, Bích Tuyền cho biết: “Khi các ca sĩ cao hứng và một vài ca sĩ cũng uống quá chén nên có ý tưởng “bung lụa” với những “action” độc và lạ trước khi chấm dứt chương trình. Nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng theo lời khuyến khích của các ca sĩ đồng nghiệp đã muốn nhảy lên chiếc mâm waterfall của bồn phun nước để biểu diễn. Tuy nhiên, bất ngờ một phần bồn phun nước bị vỡ, rơi xuống cắt chân Đàm Vĩnh Hưng và khiến chảy máu rất nhiều. Chúng tôi nhanh chóng đưa nam ca sĩ đến bệnh viện cấp cứu và chuyện xảy ra như mọi người có thể thấy”.

Sau khi sự việc xảy ra, ca sĩ Bích Tuyền tiết lộ, Đàm Vĩnh Hưng vốn đã hỏi ông Gerard nếu đưa 15 triệu USD (khoảng 381 tỷ đồng) thì sẽ không khởi kiện. Tuy nhiên, vị tỷ phú cảm thấy số tiền đó là vô lý vì tai nạn xảy ra không phải lỗi của vợ chồng họ. Không đạt được yêu cầu, Đàm Vĩnh Hưng đã đưa đơn ra tòa, với số tiền đòi bồi thường lên đến 50 triệu USD (khoảng 1300 tỷ đồng).

Đàm Vĩnh Hưng có cơ hội thắng kiện không?

1732250213308.png

Đơn kiện của Đàm Vĩnh Hưng cáo buộc “tắc trách” trong việc đảm bảo an toàn cho khách mời tại một sự kiện riêng tư ở Orange County, California.

Cụ thể, đơn tiếng Anh viết:

Complaint for damages:
1. Negligence
2. Premises Liability
Demand for Jury Trial

Điều này có nghĩa là, Đàm Vĩnh Hưng kiện ông Gerard 2 vấn đề, một là “Tắc trách” (Negligence), hai là “Trách nhiệm quản lý bảo trì tài sản” (Premises Liability), và đều yêu cầu một phiên tòa xét xử bởi bồi thẩm đoàn (jury trial)

Nếu khởi kiện vì negligence (sơ suất, tắc trách), đơn kiện sẽ đề cập đến Negligence Claim, và nếu muốn yêu cầu bồi thẩm đoàn xét xử, người khởi kiện sẽ thêm phần Demand for Jury Trial.

Negligence Claim là gì?

Đây là một loại yêu cầu pháp lý trong đó nguyên đơn (plaintiff) khẳng định rằng bị đơn (defendant) có trách nhiệm pháp lý đối với thiệt hại hoặc thương tích mà nguyên đơn phải chịu, do hành động hoặc thiếu sót sơ suất của bị đơn.

Yếu tố cần chứng minh trong vụ kiện negligence:

Để thắng kiện, nguyên đơn cần chứng minh 4 yếu tố sau:

– Duty of Care (Nghĩa vụ chăm sóc): Bị đơn có nghĩa vụ hành động một cách cẩn thận và hợp lý đối với nguyên đơn. Ví dụ: Tài xế phải lái xe an toàn; Chủ sở hữu bất động sản phải giữ tài sản của mình an toàn.

– Breach of Duty (Vi phạm nghĩa vụ): Bị đơn không thực hiện nghĩa vụ của mình. Điều này có thể bao gồm hành động bất cẩn hoặc không hành động khi cần thiết. Ví dụ: Không đặt biển cảnh báo sàn ướt trong siêu thị.

– Causation (Mối quan hệ nhân quả): Phải chứng minh rằng vi phạm của bị đơn là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến thiệt hại. Mối quan hệ này thường chia thành:

+ Cause in Fact: Hành động của bị đơn trực tiếp dẫn đến sự kiện gây hại.​
+ Proximate Cause: Hành động của bị đơn có mối liên hệ hợp lý với hậu quả xảy ra.​

– Damages (Thiệt hại): Nguyên đơn phải chứng minh rằng họ đã chịu tổn thất thực tế, chẳng hạn: Chấn thương thể chất; Mất thu nhập; Chi phí y tế

Negligence Demand for Jury Trial là gì?

Nguyên đơn yêu cầu được xét xử bởi bồi thẩm đoàn (jury trial) thay vì thẩm phán.

Ví dụ tình huống kiện vì negligence:

– Một tài xế vượt đèn đỏ và gây tai nạn. Người bị thương khởi kiện tài xế vì negligence.​
– Một bác sĩ không kiểm tra kỹ bệnh nhân trước khi kê thuốc, dẫn đến biến chứng. Bệnh nhân kiện bác sĩ vì medical negligence.​

Tóm lại:
Nếu kiện vì negligence, bạn sẽ cần lập luận rằng hành động hoặc thiếu sót của bị đơn gây ra thiệt hại cho mình. Việc yêu cầu Demand for Jury Trial là để bồi thẩm đoàn quyết định lỗi và số tiền bồi thường.

Premises Liability Demand for Jury Trial là gì?

Đây là thuật ngữ pháp lý liên quan đến việc yêu cầu một phiên tòa xét xử bởi bồi thẩm đoàn (jury trial) trong vụ kiện về trách nhiệm pháp lý liên quan đến bất động sản (premises liability). Đây là tình huống thường xảy ra khi một người bị thương hoặc chịu thiệt hại trên tài sản của người khác và khởi kiện để yêu cầu bồi thường.

Premises Liability: Là trách nhiệm của chủ sở hữu, người quản lý, hoặc người điều hành bất động sản đối với các tai nạn hoặc thương tích xảy ra trên tài sản của họ. Thường áp dụng trong các trường hợp như:

– Trượt ngã do sàn trơn.​
– Tai nạn do cấu trúc nguy hiểm.​
– Thiếu cảnh báo về nguy hiểm (như lỗ hổng hoặc dây điện hở).​

Để chứng minh trách nhiệm, nguyên đơn (plaintiff) phải chứng minh rằng:

– Bị đơn (defendant) sở hữu hoặc kiểm soát tài sản.​
– Có nguy cơ không an toàn trên tài sản.​
– Bị đơn biết hoặc lẽ ra phải biết về nguy cơ đó nhưng không sửa chữa hoặc cảnh báo.​

Demand for Jury Trial:

Là yêu cầu được xét xử vụ kiện bởi bồi thẩm đoàn, thay vì để thẩm phán quyết định.

Trong các vụ Premises Liability, nguyên đơn thường yêu cầu xét xử bởi bồi thẩm đoàn để tăng cơ hội nhận bồi thường lớn hơn, vì bồi thẩm đoàn có thể đồng cảm với thương tích hoặc thiệt hại của họ.

Ví dụ tình huống: Một người đi vào siêu thị và bị trượt ngã do sàn ướt mà không có biển cảnh báo. Người này khởi kiện siêu thị với lý do Premises Liability và yêu cầu Demand for Jury Trial để bồi thẩm đoàn quyết định trách nhiệm và số tiền bồi thường.

1732250633614.png

Khu vực đài phun nước nơi xảy ra vụ tai nạn

Áp vào trường hợp của Đàm Vĩnh Hưng, chủ nhà hẳn là sẽ phải chịu trách nhiệm nào đó nhưng sẽ không đến mức như Đàm Vĩnh Hưng thưa kiện và đòi bồi thường số tiền quá lớn, hơn nữa đây là lỗi do Đàm Vĩnh Hưng trong lúc hát quá sung đã tự ý nhảy lên đài phun nước, điều mà chủ nhà không lường trước được. Chưa biết thắng thua thế nào, nhưng dư luận đang lên án Đàm Vĩnh Hưng vì tiền mà làm mất tình bạn lâu năm với vợ chồng ca sĩ Bích Tuyền, và nhiều người còn cho rằng sẽ không bầu show nào mời Đàm Vĩnh Hưng hát nữa.

Cùng chờ xem phán quyết của Tòa án, dự kiến sẽ diễn ra vào khoảng tháng 6/2025.

Nguồn: Tin tức ngày mới 247

Must Read

spot_img