HomeTin tứcHuấn Hoa Hồng: Thoại công bố sao kê nhưng thiếu phần của...

Huấn Hoa Hồng: Thoại công bố sao kê nhưng thiếu phần của mẹ Bắp, làm ăn không đến nơi đến chốn gì cả. Nửa mùa như giới tính của nó vậy

Phạm Thoại công khai báo cáo kiểm tra liên quan số tiền 14,7 tỷ đồng kêu gọi giúp đỡ bé B. nhưng dư luận vẫn chưa hết hoài nghi. Luật sư nói gì về tính pháp lý của báo cáo này?

Phạm Thoại tung báo cáo kiểm tra số tiền 14,7 tỷ đồng, luật sư nói gì?

Tối 3/4, TikToker Phạm Thoại công bố “Báo cáo kiểm tra thu chi quỹ từ thiện hỗ trợ bé B. (N.P.M.H)”, do một công ty kiểm toán độc lập thực hiện.

Báo cáo xác nhận tổng số tiền quyên góp được là hơn 14,7 tỷ đồng, thấp hơn con số 16 tỷ đồng lan truyền trước đó. Sau khi chi trả viện phí tại Singapore, tài khoản thiện nguyện còn dư khoảng 65 triệu đồng.

Bản báo cáo cũng chỉ ra một số hạn chế như khoản tiền 779 triệu đồng chuyển đến trung gian để thanh toán viện phí chưa thể xác minh, do mẹ bé B. không cung cấp được chứng từ hợp lệ. Tuy nhiên, Phạm Thoại khẳng định đã sử dụng đúng mục đích và sẵn sàng chịu trách nhiệm.

Bên cạnh đó, TikToker nhấn mạnh anh đã hoàn tất công khai minh bạch các sao kê liên quan và kêu gọi mẹ bé B. thực hiện lời hứa công khai toàn bộ sao kê để làm rõ các nghi vấn còn tồn đọng.

Động thái này của Phạm Thoại được cho là nhằm “xoa dịu” dư luận, khi vụ việc liên quan đến quỹ từ thiện hỗ trợ bé B. gây nhiều tranh cãi thời gian qua.

Phạm Thoại là TikToker nổi tiếng với những clip hài hước, làm lố trên mạng và những hoạt động cộng đồng. Từ cuối năm 2022, TikToker này đã kêu gọi quyên góp cho bé B. sau khi bé được chẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo, cần điều trị ở Singapore.

Chỉ trong thời gian ngắn, số tiền quyên góp đã lên đến hàng tỷ đồng. Tuy nhiên, khi thông tin về việc chi tiêu của quỹ bắt đầu được quan tâm và lộ ra nhiều vấn đề, nhiều người đặt nghi vấn về cách thức quản lý quỹ và sự minh bạch trong việc sử dụng tiền.

Phạm Thoại tung báo cáo kiểm tra số tiền 14,7 tỷ đồng, luật sư nói gì? - 1
Trong video chia sẻ trên trang cá nhân, Phạm Thoại khẳng định rằng “100% số tiền mà các nhà hảo tâm đóng góp, đã được chuyển đến bệnh viện để điều trị cho bé B. theo đúng mục đích thiện nguyện” (Ảnh chụp màn hình).

Hiện tại, dù Phạm Thoại đã công khai báo cáo kiểm tra của công ty kiểm toán độc lập, nhiều ý kiến trên mạng xã hội vẫn tỏ ra hoài nghi.

“Đọc báo cáo tài chính chẳng khác gì bản tóm tắt phiên livestream. Toàn bộ bằng chứng chỉ là ảnh chụp, tin nhắn gửi qua Zalo từ bên thứ ba, không hề có kết luận chuyên môn, pháp lý hay xác minh cụ thể”, một dân mạng bình luận.

Để làm rõ tính pháp lý của báo cáo kiểm tra do công ty kiểm toán độc lập thực hiện, phóng viên Dân trí đã trao đổi với luật sư Nguyễn Hồng Hải, Chủ tịch ES GROUP, Giám đốc Công ty Luật TNHH ES và Cộng sự.

“Báo cáo kiểm tra” có đáng tin cậy?

Theo luật sư Hải, báo cáo kiểm toán do một công ty kiểm toán độc lập thực hiện có giá trị pháp lý. Báo cáo này có thể được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính của tổ chức được kiểm toán.

Luật sư Hải cho biết: “Trách nhiệm của kiểm toán viên là đưa ra ý kiến về các tình hình tài chính dựa vào quá trình kiểm toán của mình. Kiểm toán viên đã tiến hành kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

Các chuẩn mực này yêu cầu kiểm toán viên tuân thủ các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu báo cáo tài chính có còn sai sót trọng yếu hay không”.

Tuy nhiên, theo luật sư Hải, cần phân biệt rõ giữa báo cáo kiểm toán và báo cáo kiểm tra.

Trong khi đó, báo cáo kiểm tra của công ty kiểm toán độc lập (như tài liệu được Phạm Thoại công khai) thực hiện theo quy định tại “Chuẩn mực kiểm toán số 4400”, kiểm toán viên chỉ thực hiện các thủ tục kiểm tra cụ thể đã được thỏa thuận trước với khách hàng và các bên có liên quan, không đưa ra ý kiến kiểm toán hoặc bảo đảm ở bất kỳ hình thức nào đối với thông tin tài chính được xem xét.

Phạm Thoại tung báo cáo kiểm tra số tiền 14,7 tỷ đồng, luật sư nói gì? - 2
Luật sư Nguyễn Hồng Hải (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Ngoài ra, luật sư lưu ý rằng, các kết luận được kiểm toán viên đưa ra chỉ căn cứ trên các tài liệu, chứng từ và thông tin được cung cấp tại thời điểm thực hiện thủ tục. Kiểm toán viên không có trách nhiệm phát hiện mọi gian lận hoặc sai sót trọng yếu nếu các hành vi gian lận được cố tình che giấu hoặc thông tin bị làm sai lệch có hệ thống.

“Kiểm toán viên chỉ có thể phản ánh các phát hiện dựa trên mức độ trọng yếu của những sai lệch được xác định thông qua các thủ tục đã thỏa thuận.

Trong trường hợp đơn vị được kiểm tra cố ý không cung cấp đầy đủ thông tin hoặc có hành vi che giấu dẫn đến các sai phạm nghiêm trọng, trách nhiệm pháp lý thuộc về đơn vị đó và có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật”, vị luật sư nhấn mạnh.

Trên mạng xã hội, nhiều người đặt câu hỏi liệu đơn vị kiểm toán độc lập có đủ uy tín so với đơn vị kiểm toán nhà nước hay không, luật sư Nguyễn Hồng Hải cho biết ở Việt Nam chỉ có hai tổ chức được phép thực hiện kiểm toán là Kiểm toán Nhà nước và công ty kiểm toán độc lập.

Trong các trường hợp cần minh bạch tài chính cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận hoặc quỹ từ thiện, việc thuê công ty kiểm toán độc lập là cần thiết và phù hợp với quy định pháp luật.

“Nói cách khác, Kiểm toán Nhà nước không thực hiện chức năng kiểm toán cho các tổ chức, cá nhân ngoài phạm vi quản lý, sử dụng tài chính công.

Khi có nhu cầu kiểm toán độc lập vì mục tiêu minh bạch thông tin tài chính, công bố thông tin hoặc đảm bảo tính trung thực trong quản lý tài chính, các đơn vị ngoài khu vực công cần chủ động lựa chọn các công ty kiểm toán độc lập đủ điều kiện hành nghề để thực hiện”, luật sư Hải cho biết.

Khi nào cá nhân phải cung cấp sao kê?

Trước câu hỏi liệu có biện pháp pháp lý nào bắt buộc mẹ bé B. công khai sao kê hay không, luật sư Hải nói: “Nếu cá nhân kêu gọi từ thiện nhưng không thuộc đối tượng bị kiểm soát theo luật định, không có quy định nào bắt buộc họ phải công khai sao kê. Chỉ khi cơ quan chức năng vào cuộc điều tra và có dấu hiệu vi phạm pháp luật, lúc đó cá nhân mới phải cung cấp sao kê theo yêu cầu”.

Ngoài ra, luật sư Nguyễn Hồng Hải nhấn mạnh: “Khi một cá nhân hoặc tổ chức tự nguyện chuyển tiền quyên góp, quyền sở hữu đối với khoản tiền đó sẽ chuyển giao cho người nhận quyên góp tại thời điểm giao dịch hoàn tất (ví dụ: Tiền được chuyển vào tài khoản của người nhận).

Kể từ thời điểm đó, người nhận có quyền quản lý và sử dụng khoản tiền này theo mục đích đã được thông báo hoặc theo quy định của pháp luật”.

Luật sư cũng cho rằng báo cáo kiểm tra của công ty kiểm toán độc lập được thực hiện theo yêu cầu của Phạm Thoại là một nỗ lực trong việc minh bạch hóa hoạt động tài chính liên quan đến quyên góp.

“Tuy nhiên, trong trường hợp cộng đồng vẫn còn băn khoăn hoặc phát sinh nghi vấn liên quan đến việc sử dụng tiền quyên góp, bao gồm hành vi có dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người quyên góp có quyền gửi đơn tố giác tội phạm đến cơ quan công an có thẩm quyền để được xem xét, điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự và pháp luật hiện hành”, luật sư Nguyễn Hồng Hải thông tin thêm.

Kêu gọi từ thiện qua mạng: Minh bạch là yếu tố bắt buộc

Việc cá nhân, đặc biệt là những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, đứng ra kêu gọi từ thiện không phải là điều xa lạ tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây là hoạt động nhạy cảm, đòi hỏi sự minh bạch và tuân thủ đúng quy định pháp luật để tránh những lùm xùm, tranh cãi không đáng có.

Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Hà Nội), cho biết pháp luật Việt Nam cho phép cá nhân kêu gọi, tiếp nhận và phân phối tiền từ thiện, nhưng phải đảm bảo tính công khai, công bằng, tránh những trường hợp lợi dụng việc kêu gọi từ thiện để trục lợi.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 93/2021 để quản lý hoạt động này, yêu cầu người kêu gọi từ thiện phải thông báo mục đích, phạm vi, phương thức vận động, tài khoản tiếp nhận và thời gian phân phối đến chính quyền địa phương.

Đồng thời, cá nhân phải mở tài khoản riêng tại ngân hàng để quản lý toàn bộ số tiền đóng góp và không được tiếp nhận thêm sau thời gian cam kết.

Thời gian qua, nhiều trường hợp nghệ sĩ, TikToker kêu gọi từ thiện nhưng không thực hiện đúng cam kết hoặc có dấu hiệu thiếu minh bạch, khiến dư luận bức xúc, làm mất niềm tin vào các hoạt động thiện nguyện.

Luật sư Cường nhấn mạnh, kêu gọi từ thiện không chỉ là hành động xuất phát từ lòng tốt mà còn là trách nhiệm. Người đứng ra kêu gọi cần nghiêm túc thực hiện đúng quy định, tránh những hệ lụy không đáng có, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người đóng góp và đối tượng cần giúp đỡ.

Must Read

spot_img